QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MÀU (DƯA LEO, BÍ ĐAO, BÍ ĐỎ, DƯA HẤU, CẢI XANH, CẢI NGỌT) BỀN VỮNG THEO HƯỚNG HỮU CƠ VÀ SINH HỌC

TS Vũ Tiến Khang

*Phó Viện Trưởng -Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Á Châu (AOI)

 * Giám đốc – Công ty TNHH Phân Bón BESTFARM

  1. Xuất xứ của quy trình

Hiện nay nông dân trồng dưa leo nói chung đã cho năng suất cao, nhưng chủ yếu dựa vào áp dụng phân hóa học. Từ đó canh tác lâu ngày dẫn đến bị suy thoái, nên áp dụng hóa học tăng nên phát sinh ra nhiều loại dịch hại. Do đó, việc canh tác liên tục sẽ làm giảm năng xuất và hiệu quả kinh tế cao, gặp nhiều bất lợi về dịch hại, đôi khi không thể kiểm soát được dịch hại dẫn đến mất mùa, năng suất rất thấp.

Với những lý do trên “Quy trình kỹ thuật trồng dưa leo bền vững theo hướng kết hợp hữu cơ và sinh học” đã được thử nghiệm thành công và cho năng suất rất cao: Dưa leo năng suất 7-10 tấn/1000m2; Bí đỏ 3-4 tấn/1000m2;…

 Do vậy quy trình xin được khuyến cáo các bước tiến hành như dưới đây.

  1. Các biện pháp kỹ thuật

Các biện pháp kỹ thuật cần thực hiện như sau:

  1. Vệ sinh đồng ruộng

– Dọn sạch các dư thừa thực vật của vụ trước và cỏ dại có trên đồng ruộng.

  1. Chuẩn bị đất:

– Lên líp dưa theo trồng leo giàn hoặc trồng bò lan. Độ rộng của líp từ 90-100 cm

– Lên líp sao cho cao trên mực nước mương tưới từ 30-40 cm. 

– Sau đó xới líp có độ sau 5-10cm để đất tơi xốp và thoáng khí.

  1. Xử lý đất líp trồng

– Kiểm tra độ pH đất toàn ruộng để nâng pH đất trước và trồng giai đoạn trồng.

– Đất sau khi xới phơi ải khoảng 3-5 ngày. Sau đó bón vôi đều khắp mặt líp và tưới để vôi thấm sâu vào mô líp. Mục đích của bón vôi là khử trùng líp và nâng độ pH đất.

Lưu ý: cần rải vôi cả mương sau khi lên líếp để gia tăng pH nước và khử trùng nguồn nước trong mương.

  1. Chuẩn bị giống

– Chọn giống dưa leo có năng suất cao và có tính kháng sâu bệnh.

– Giống dưa được mua từ nhưng nơi sản xuất có uy tín.

– Phải thử độ nảy mầm trước khi gieo.

– Lượng giống: tùy loại giống dưa mà mua cho phù hợp diện tích gieo trồng.

– Mật độ trồng: 35 cm (cây cách cây), khoảng từ 4000-5000 cây/1000m2

  1. Bón lót

– Bón phân hữu cơ tùy khả năng và loại phân (bón càng nhiều càng tốt). Bón từ 150-200kg phân hữu cơ/1000m2

– Kết hợp bón hữu cơ trộn chế phẩm nấm Trichoderma. Vì nấm Trichoderma phát triển trên nền hữu cơ sẽ giúp phòng trừ và đối kháng với các nấm gây bệnh chết cây con và chạy dây dưa như: Phytopthora, Fusarium, Rhizoctonia,…vi khuẩn Xanthomonas spp. gây héo xanh cây dưa leo, dưa hấu,…

  • Kết hợp bón lót phân khoáng thiên nhiên 25-50 kg/1000m2.
  • Bón lót phân NPK: 20-20-15 hoặc 30-10-10 từ 15-25 kg/1000m2.
  1. Xuống giống

– Có thể làm bầu: dưa, bí, cà để chăm sóc trong vườn ươm trước khi đem ra trồng. Cây được 1-2 lá đem trồng.

– Bỏ giống trực tiếp trên líp trồng. Khoảng cách trồng hốc cách hốc từ 35-40 cm (tùy giống).

– Sau khi xuống giống có thể tủ rơm trên bề mặt để giữa ẩm độ. Cần lưu ý rơm nên đưa khử trùng bằng vôi để tránh lây lan bệnh từ rơm qua dưa.

  1. Chăm sóc:

– Sau khi xuống giống 1-2 ngày (dưa, bí, cà, rau) bắt đầu nẩy mầm thì tưới chế vi sinh EM (tập đoàn vi sinh vật có ích). Mục đích giúp vi sinh vật có ích xâm nhập vào vùng rễ từ sớm nhất. Để nhóm vi sinh vật này cộng sinh quanh rễ chống lại các vi sinh vật gây bệnh dưa. Cũng như chiếm mật số đủ lớn trên đất trồng hạn chế vi sinh vật gây bệnh có trong đất.

  • Bón phân:

+ Lần 1: Bón lót ở mục 5.

+ Lần 2: sau khi dưa 7-9 ngày, bón phân (hoặc ngâm phân tưới) đạm (urea) 1-2kg và lân (DAP) 1-2 kg. Thêm chế phẩm EM: 1-2 lít/1000m2.

+ Lần 3: sau khi gieo 12-14 ngày, bón phân đạm (urea) 2-3 và lân (DAP) 2-3 kg kết hợp phân thùng (RAU MÀU BIO STRONG ) 0,5-1 lít/1000m2. Thêm chế phẩm EM: 1-2 lít/1000m2

+  Lần 4: sau khi gieo 14-16 ngày, phun phân bón lá hữu cơ thế hệ mới BỒ CÂU TRẮNG (15- 20ml/bình 25 lít nước). Giúp thúc đẩy quang hợp cho cây và tăng hoạt động sinh học. Tăng khả năng ra nhánh (chèo) mới và đọt phát triển nhiều, ra nhiều bông cái. Kết hợp dung dịch Nano bạc (để ngăn ngừa virus trên dưa), liều lượng theo khuyến cáo.

Lưu ý: Cây rau ăn lá (có thời gian sinh trưởng từ 30-40 ngày) có thể sử dụng theo 4 lần áp dụng phân bón như trên, nhưng không áp dụng SUPPER STRONG BFF1.

+ Lần 5: sau khi gieo 17-20 ngày, bón phân đạm (urea) 3-5 và lân (DAP) 2-3 kg, kali 1-2 kg kết hợp tưới phân thùng (RAU MÀU BIO STRONG) 1-1,5 lít/1000m2.

+  Lần 6: sau khi gieo 20-22 ngày, phun phân bón lá hữu cơ thế hệ mới BỒ CÂU TRĂNG hoặc PRO-BANU (liều lượng và thời gian phun theo khuyến cáo). Giúp thúc đẩy quang hợp cho cây và tăng hoạt động sinh học. Tăng khả năng ra nhánh (chèo) mới và đọt phát triển nhiều, ra nhiều bông cái.

+ Lần 7: sau khi gieo 22-25 ngày, bón phân đạm (urea) 8-10 kg và lân (DAP) 5-7 kg, (Kali) 2-3 kg, hoặc 10-15 kg 20-20-15 kết hợp tưới phân thùng (RAU MÀU BIO STRONG) 1-2 lít/1000m2. Thêm chế phẩm EM: 1-2 lít/1000m2

+  Lần 8: sau khi gieo 27-29 ngày, phun phân bón lá hữu cơ thế hệ mới BỒ CÂU TRĂNG hoặc PRO-BANU. Giúp thúc đẩy quang hợp cho cây và tăng hoạt động sinh học. Tăng khả năng ra nhánh (chèo) mới và đọt phát triển nhiều, ra nhiều bông cái. Kết hợp dung dịch Nano bạc (để ngăn ngừa virus)

+ Lần 9: sau khi gieo 30-32 ngày, 10-15 kg 20-20-15 + 5-10 kg 30-10-10 và kết hợp phân thùng (RAU MÀU BIO STRONG) 1-2 lít/1000m2. Thêm chế phẩm EM: 2-3 lít/1000m2

+ Lần thứ 10,11…phun phân và bón phân cứ luân phiên theo như bước 8,9 cho đến khi thu hoạch xong.

Chú ý: Khi bón phân cần chú ý để tăng thêm lượng urea (N) và DAP (lân), kali nên dựa vào mật số cây/1000m2, cũng như dựa vào năng suất thu của mỗi đợt mà tăng để đảm bảo duy trì năng suất được lâu hơn. Nếu thiếu phân cây sụt giảm năng suất, chèo ngọn sẽ nhỏ và ra trái ít, trái bị teo đầu, cong trái,…Không nên bón phân quá nhiều, vì dư thừa phân sẽ gây dịch bệnh.

  1. Sâu bệnh và cỏ dại:
    • Bệnh:

Đối với quy trình trên thì xuất hiện bệnh rất thấp. Tuy nhiên cần chú ý các bệnh chính:

+ Bệnh chết cây con do nấm: Phytopthora, Rhizoctonia,…  

+ Bệnh mốc sương mai trên dưa bầu, bí,….

Khi cần thiết thì sử dụng thuốc đặc trị nấm như: Rothanil, Metaxyl, NiKO 72,…

+ Bệnh chạy dây dưa: do vi khuẩn cần chú ý đến bệnh này do lây lan rất nhanh

Khi cần thiết sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn như:  Vua Khuẩn, Probencarb, Ghẻ Sẹo,…

  • Sâu hại:

+ Rầy phấn trắng: Khi phát hiện rầy phấn trắng cần phun thuốc để phòng trị. Vì rầy này rất nguy hiểm do xuất hiện từ sớm và gây hại rất nhanh, chúng sẽ truyền nguồn virus gây làm dưa bị quăn đọt và vàng lá dưa. Cây dưa trở nên còi cọc, không ra hoa trái,…giảm năng suất.

Chú ý: quan sát rầy phấn trắng mỗi ngày, nếu thấy xuất hiện là phải phun thuốc phòng trừ ngay, vì sẽ gây bệnh quăn đọt, vàng lá,… cây rất suy yếu và không cho trái.

Phòng trị: nên sử dụng thuốc co gốc sinh học để phòng trị: AZADI (thảo dược Neem và Bồ kết), thuốc có gốc Abamextin (thảo dược),…

Hoặc áp dụng thuốc đặc trị rầy như hóa học: BIPIMAI, TOSI, KAJO, Vua IMIDA,…

+ Sâu xanh, sâu ăn lá: Chlorferan 240SC

Liện hệ: TS. Khang- số điện thoại: 0943 141 969 hoặc 0939 910 669 để được tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *